Ở Việt Nam, không chỉ riêng người theo đạo Phật mà những người muốn thể hiện tấm lòng luôn hướng về Phật của mình bằng việc ăn chay. Theo đạo Phật có hai hình thức ăn chay là chay trường và chay kỳ. Với ăn chay trường tức là tự nguyện ăn suốt cuộc đời không đụng đến đồ huyết nhục. Còn ăn chay kỳ gồm nhị trai, tứ trai, lục trai, nhất đoạt trai, tam đoạt trai. Ngoài ra còn có thập trai nghĩa là ăn chay 10 ngày trong tháng. Vậy ăn chay 10 ngày là những ngày nào? hopmenh.net sẽ giải đáp thắc mắc này cho những bạn quan tâm thông qua bài viết sau đây.
Khái niệm của ăn chay
Trong đạo Phật, ăn chay được hiểu theo khái niệm “trai giới”, tức là ăn những thức ăn thanh tịnh, trong sạch chứ không chỉ đơn thuần là không ăn thịt cá. Đối với những hình thức nuôi bò lấy sữa, nuôi gà lấy trứng,…tuy không giết những con vật này nhưng con người không để chúng sống cuộc đời tự nhiên. Vậy nên những thực phẩm có được cũng không phải là trong sạch.
Một số thức ăn thực vật có tính chất, mùi vị đặc biệt cay nồng như hành, hẹ, tỏi, nén, kiệu, boa rô, hành tây,…cũng không được xếp vào những loại thanh tịnh, trong sạch và người ăn chay cần tránh. Tuy nhiên, nếu sử dụng chúng vào mục đích làm thuốc men trị bệnh thì có thể chấp nhận được vì lúc này chúng không phải là thức ăn nữa.
Vì sao Phật tử nên ăn chay?
Chúng ta vẫn thường nghe đến việc ăn chay nhưng không phải ai cũng am hiểu tận tường về ý nghĩa và bản chất thật sự của hành động này. Theo Phật giáo, ăn chay trước hết để thể hiện tấm lòng từ bi, nuôi dưỡng tâm từ bi hoặc có sự tán trợ, đồng tình với sự tu tập từ bi của người khác. Bởi nếu bạn là người từ bi thì việc nhìn thấy bất cứ loài vật nào bị giết hại để lấy thịt cũng khiến lòng bạn khó chịu và thương xót cho số phận của chúng.
Mặc dù nhân loại vẫn chưa chấm dứt việc ăn thịt động vật nhưng việc giết hại chúng được xem như một tội ác. Những người có tấm lòng từ bi sẽ cảm thấy bất bình với những hành động ấy. Bởi vậy những người theo Phật thường ăn chay để thể hiện sự tu tâm nuôi dưỡng lòng từ bi. Họ cho rằng việc giết hại sinh mạng loài vật chỉ để đổi lại bữa ăn thì quả đây là sự bất công khó có thể bù đắp được.
Bên cạnh đó, người ta ăn chay với lý do rằng có một niềm tin về nhân quả. Phật giáo thường có câu “Gieo nhân nào gặt quả ấy”. Dù bạn làm điều xấu có ẩn thoát đến nơi nào thì cuối cùng cũng phải gánh chịu những hậu quả do hành vi mình gây ra. Theo luật nhân quả mỗi một bữa ăn bằng máu thịt loài vật, sau này bạn sẽ trả lại bằng một kiếp sống khổ đau. Vậy với hàng ngàn, hàng vạn bữa ăn trong cuộc đời bạn sẽ phải gánh chịu bao nhiêu khổ đau?
Vậy nên nếu thật sự tin vào luật nhân quả, các Phật tử sẽ luôn hướng đến việc ăn chay. Họ muốn chấm dứt sự giết hại chúng sinh để đổi lấy sự an yên cho những ngày sau của cuộc đời mình. Họ quan niệm rằng có vay sẽ có trả, nếu hôm nay ta nợ ắt ngày sau cũng phải trả lại bằng một thứ gì đó xứng đáng với món nợ ấy.
Có thể bạn quan tâm:
Có nên đi chùa vào buổi tối không? Hãy cẩn thận!
Có nên trồng hồng tú cầu trong nhà không? có tốt không
Vậy ăn chay 10 ngày là những ngày nào?
Ăn chay 10 ngày trong tháng
Theo đạo Phật, có hai phương thức ăn chay trường và ăn chay kỳ. Trong đó, ăn chay kỳ gồm các hình thức như sau:
- Nhị trai: Nghĩa là ăn chay mỗi tháng vào 2 ngày mùng 1 và rằm.
- Tứ trai: Tức ăn 4 lần trong tháng vào ngày mùng 1, mùng 8, rằm, hăm ba hoặc cũng có thể ăn vào ngày ba mươi, mùng 1, mười bốn và rằm.
- Nhất đoạt trai: Tức ăn chay luôn một tháng vào tháng giêng, tháng bảy, tháng mười.
- Lục trai: Ăn chạy vào các mùng tám, mười bốn, mười lăm, hăm ba, hăm chín, ba mươi còn tháng thiếu thì ăn vào ngày 28 hoặc 29.
- Thập trai: Tức ăn chay 10 ngày trong một tháng vào những ngày mùng một, mùng tám, mười lăm, mười tám, hăm ba, hăm bốn, hăm tám, hăm chín và ba mươi.
Những quan điểm sai lầm của người ăn chay
Xem việc ăn chay như thước đo của sự tu lập
Nếu bạn chỉ có suy nghĩ rằng việc ăn chay như một thành quả tu lập và không quan tâm đén các pháp tu khác thì đó là sai lầm của các bạn đấy. Bạn có thể ăn chay trường hàng chục năm nhưng nó không nói lên sự tiến bộ tâm linh trong tu tập. Nếu chỉ biết ăn chay mà không hành trì bất kỳ một pháp môn nào khác, không chịu tu dưỡng tâm tính thì ăn chay cũng như con số không.
Xem việc ăn chay như một phương tiện tạo công đức
Một số người chưa hiểu hết bản chất có lẽ sẽ nghĩ rằng ăn chay để cầu nguyện. Nhưng thật ra việc ăn chay không thể nào tự tạo ra công đức. Nếu như bạn không ăn thịt, cá có nghĩa là bạn dừng tạo nghiệp ác chứ không đồng nghĩa đang làm điều tốt lành. Thêm vào đó, bạn cần có sự nổ lực tu dưỡng, sửa đổi và hoàn thiện bản thân để tạo thêm tích đức cho mình.
Ăn chay như một sự thúc ép, kiềm chế bản thân
Có một số gia đình chỉ suy nghĩ đơn giản ăn chay là vì truyền thống từ xưa đến nay của dòng họ. Họ luôn tự đốc thúc, ép bản thân mình thực hiện như một trách nhiệm cần phải làm. Mặc dù họ chưa sẵn sàng cho việc ăn chay nhưng đến ngày lại phải ăn và luôn thèm những món ăn từ thịt cá. Như vậy chỉ là những gượng ép bản thân và họ chưa nhận thức được tinh thần của việc ăn chay.
Bởi thế nên trước khi muốn ăn chay bạn cần có sự sẵn sàng và nhận thức được ý nghĩa của việc mình muốn làm. Ăn chay vì muốn nuôi dưỡng lòng từ bi, vì tin vào luật nhân quả để thúc đẩy bản thân thực hiện. Khi đã có động lực rõ ràng bạn sẽ chế ngự được những thèm muốn một cách dễ dàng.
Công kích, chê bai những người không ăn chay
Có nhiều người ăn chay và có thái độ công kích chê bai những người không ăn chay giống mình. Tức họ đã không thực sự hiểu bản chất của việc ăn chay. Đôi khi họ còn xem việc ăn chay là một thành tựu to lớn đáng tự hào và tỏ ra tự mãn với những người khác không thực hiện giống mình.
Có một điều người ăn chay nên lưu ý rằng việc ăn chay là điều tốt và hãy thực hiện đúng với ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, bạn không nên quá tự mãn, kích bác hay tranh biện với những người không có hành động giống mình. Vì không phải người không ăn chay sẽ không tu tập Phật pháp hoặc sẽ không làm điều tốt. Thậm chí có những người ăn chay nhưng tâm tính lại tàn độc hơn những người bình thường khác.
Qua đây chúng tôi đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết giúp bạn biết được ăn chay 10 ngày là những ngày nào và những vấn đề liên quan đến việc ăn chay. Hy vọng những kiến thức trên đã giúp bạn hiểu được bản chất của việc ăn chay. Để biết thêm nhiều điều hay bổ ích khác, mời các bạn hãy theo dõi các bài viết khác trong website hopmenh.net của chúng tôi nhé.
Xem thêm:
Có nên trồng cây duối trong nhà không? Có tốt không?
Nuôi khỉ làm thú cưng trong nhà có tốt không, có đen không?
Posted in: Chia Sẻ
Tagged with: Kiêng kị