Có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên: sạch thì phúc đến, bẩn thì họa vào

Bàn thờ là nơi linh thiêng, là nơi thờ cúng ông bà tổ tiên, việc giữ bàn thờ sạch sẽ không chỉ thể hiện lòng thành kính, tôn trọng người đã khuất mà nó còn mang đến tài khí, vận may cho gia chủ. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc thường xuyên lau chùi bàn thờ sẽ đẩy hết tài khí, vận may đi, vậy thì có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên không? Hãy đến với hopmenh.net chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này ở bài viết: Có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên: sạch thì phúc đến, bẩn thì họa vào. Cùng xem nhé!

Có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên không?

Thông thường thì mọi người sẽ quét dọn, lau chùi bàn thờ vào những ngày quan trọng như ngày mùng 1, rằm, tết, giỗ… Vào những ngày này có lẻ gia đình nào cũng bận rộn trong việc lau chùi bàn thờ được sạch sẽ, nhằm bày tỏ lòng thành kính, tôn trọng người đã mất hoặc người bề trên. Tuy nhiên, nếu ngày thường bàn thờ bụi bặm, mạng nhện bu bám thì có được lau chùi quét dọn hằng ngày không?

Việc lau chùi bàn thờ hằng ngày cho sạch sẽ là điều nên làm, điều này thể hiện lòng tôn kính của mình đối với người bề trên. Tuy nhiên, bàn thờ là nơi linh thiêng, trước khi lau chùi bạn cần phải biết được điều gì nên và không nên. Và hơn hết, vị trí của các đồ vật trên bàn thờ cần nằm đúng vị trí phong thủy, như vậy mới mang đến vận may, tránh tai ương cho gia đình. Chính vì vậy, mà khi lau chùi mà người không được tự ý chạm hoặc di chuyển, để các vật cúng không đúng vị trí, điều này là tối kỵ.

Đối với các ngày quan trọng thì mọi người cần lau chùi các đồ vật trên bàn thờ sạch sẽ, nào là bát hương, bình bông, ly nước cho sạch sẽ. Nhưng vào những ngày thường thì mọi người chỉ nên lau sạch đèm đồ thờ cho khỏi bụi bặm mà không cần làm tổng thể như dịp tết hay ngày quan trọng. Và bàn thờ là nơi cần tụ khí, vì vậy khi lau chùi không nên động chạm dịch chuyển bát hương vì người ta cho rằng thần linh hay gia tiên khó an vị để phù hộ, mang đến tài vận cho gia đình.

Cách lau chùi bàn thờ để phúc đến, họa đi

Người lau chùi bàn thờ

Lau chùi bàn thờ là người nào trong gia đình cũng đều được, không nhất thiết là gia chủ. Nhưng nếu gia đình có đàn ông thì nên kiêng tránh để phụ nữ, con gái lau chùi bàn thờ. Còn trường hợp gia đình không có đàn ông thì người phụ nữ sẽ đảm nhận vai trò lau chùi. Để không mộ phạm tới tâm linh, trước khi lau chùi người thực hiện cần tắm rửa sạch sẽ, không được uống rượu hút thuốc, mặc đồ gọn gàng, lịch sự, không cởi trần, mặc áo ba lỗ, quần đùi… điều này hoàn toàn tối kỵ nếu như bạn không muốn rước họa vào thân.

Là nơi linh thiêng vì vậy bạn cũng hết sức tôn nghiêm, thánh kính với người bề trên. Trước khi bắt đầu vào lau chùi, nên thắp một nén hương và xin tổ tiên,thông báo cho con được lau chùi, dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, mời bề trên tạm lánh sang một bên để con thực hiện dọn dẹp.

Thời gian lau chùi và sử dụng nước ấm

Giữ gìn bàn thờ sạch sẽ là điều tốt mà mọi người cần làm, tuy nhiên, không nhất thiết là bạn lau chùi ngày một, có thể 1 tuần hoặc 2 tuần bạn thực hiện lau chùi một lần. Bởi nếu lau thường xuyên như vậy sẽ đẩy hết vận khí đi, gia đình sẽ không nhận được may mắn từ bề trên ban cho.Khi lau chùi nên mua một chiếc khăn sạch chưa qua sử dụng, dùng nước ấm để lau, tránh sử dụng nước lạnh để lau bài vị.

Cần xem thêm: Đổ móng nhà có cần xem ngày không? 

Thứ tự lau dọn

Bạn cần lau theo thứ tự như vậy tránh được điều xui xẻo. Trước khi sử dụng nước lau, bạn cần dùng một chiếc chổi nhỏ để quét dọn các bụi, mạng nhện hay tro bám trên bàn thờ, sau đó mới dùng khăn để lau.

Nếu gia đình có thờ Phật thì lau Phật trước, sau đó đổ nước đó đi và thay nước mới để lau bài vị, bát hương và các đồ cúng trên bàn thờ. Ngày nay hầu hết các gia đình thường rút chân hương ra rồi đổ tro ra ngoài. Theo quan niệm xưa thì điều này dễ gây “tán tài”, vì vậy tốt nhất nên dùng một chiếc thìa và xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa bát hương sạch sẽ.

Sau khi bát hương được lau khô ráo, nên dùng đồng tiền vàng để đốt hơi quanh, khi tiền cháy được 1 nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền cháy hết rồi đổ phần tro đi. Nhưng nếu bát hương thờ phật thì dùng 7 tờ tiền vàng, còn bát hương tổ tiên thì dùng 3 tờ tiền, mục đích của việc này là mong muốn ra nhỏ vào lớn, tức là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”.

cach-lau-don-ban-tho-tranh-mang-hoa-vao-nha

Cách đặt bài vị tổ tiên hay bài vị thần phật

Sau khi mọi thứ đã được làu chùi sạch sẽ, chúng ta sẽ đem bài vị tổ tiên, phật đặt lại ở vị trí ban đầu, tuy nhiên trước khi đặt mọi người cần phải chú ý và thực hiện như sau:

+ Chuẩn bị chiếc lò nhỏ trong có đốt than hoa, đặt dưới bàn thờ khoảng 15p sau đó đốt 7 tờ tiền vàng, mục đích là dùng để khai quang, làm sạch.
+ Đốt tiếp 7 tờ tiền vàng làm sạch ở vị trí đặt bài vị,sau đó mới để bài vị vào cố định. Nhưng sau khi đặt xuống thì mọi người cần đốt 12 que hương cắm theo thứ tự thời gian.
+ Cây hương thứ 1 cắm lúc 1h, khi cắm đọc câu ” niên niên thị hảo niên”, tức là mỗi năm đều là năm tốt lành.
+ Cây hương thứ 2 cắm lúc 2h, khi cắm đọc câu” nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt” tức là mỗi tháng đều là ngày tốt.
+ Cây hương thứ 3 cắm lúc 3h, khi cắm đọc câu ” nhật nhật thị hảo nhật” tức là mỗi ngày đều là ngày tốt.
+ Cây hương thứ 4 cắm lúc 4h, khi cắm đọc câu” thời thời vị hảo thời” tức là mỗi giờ đều là giờ tốt.
+ Cứ tuần tự như vậy cắm theo từng giờ từng giờ cho đến cây thứ 12 thì thôi. Các vị trí bài vị, bát hương của tổ tiên và bà tổ cô cũng làm như vậy.

Đại kỵ cần tránh khi lau dọn bàn thờ nếu không muốn tán gia bại sản

Tránh không làm đổ vỡ đồ trên bàn thờ: Những vật cúng trên bàn thờ đều rất linh thiêng và hơn hết nó thể hiện sự tôn trọng, thành kính của người sống dành cho người mất. Chính vì vậy khi lau chùi mọi người hết sức cẩn thận, không nên cẩu thả mà gây ra đổ vỡ, khiến bề trên quở mắng, trách phạt gia đình sẽ gặp nhiều xui xẻo, không may mắn.

Vị trí lau cần đúng: khi lau bàn thờ tuyệt đối không được lau bài vị của tổ tiên trước bài vị thần phật. Trong thế giới tâm linh như vậy là bất kính, mạo phạm với thần, bởi vị thần có vị trí vai vế cao hơn tổ tiên. Nếu không tôn trọng thần thần sẽ trách móc và không mang đến may mắn, ấm no cho gia đình nữa.

Đặt đồ vật trên bàn thờ đúng vị trí: Một điều cần hết chú ý đó là mọi người không được tùy tiện đổi vị trí các đồ vật trên bàn thờ, đặc biệt là bài vị, có thể gây ra xui xẻo,điềm chẳng lành cho gia đình. Chính vì thế, khi lau dọn bàn thờ, tối kỵ việc làm bát hương bị di chuyển, đặc biệt là trong tháng cô hồn.

Phụ nữ tới ngày không được lau bàn thờ: Có thể nói, từ trước tới giờ phụ nữ tới tháng hay còn gọi là ngày kinh nguyệt tuyệt đối không được đứng trước bàn thờ vì vậy nếu gia đình không có người đàn ông thì đợi qua ngày rồi mới lau dọn. Bởi ông bà cho rằng máu kinh là máu dơ bẩn, uế, mà bàn thờ là nơi linh thiêng vì vậy không được lại gần hoặc lau dọn bàn thờ. Điều này sẽ mang đến nhiều tai ương, ông bà trách móc, gây ra nhiều điều xui xẻo cho gia đình.

Bàn thờ là một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự ấm no, hạnh phúc, tài lộc, sức khỏe của mọi gia đình. Chính vì vậy, mà việc lau dọn bàn thờ mọi người cần phải hết sức chú ý, cẩn thận để tránh tán gia bại sản. Hi vọng với bài viết: Có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên giúp bạn có được cách lau dọn sao cho phúc đến, tránh họa vào, đồng thời những điều kiêng kỵ mong mọi người nắm rõ, để tránh day vào.

Có thể bạn quan tâm:

> Có nên trồng cây duối trong nhà không?
> Có nên trồng hồng tú cầu trong nhà không?
> Chụp ảnh cưới có cần xem ngày không?

Posted in: Chia Sẻ, Gia Đình, Nhà Cửa
«
»